Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 21h00 các ngày
Giảng viên uy tín
Giảng viên uy tín Bài học chất lượng
Thanh toán 1 lần
Thanh toán 1 lần Học mãi mãi
Học trực tuyến
Học trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến
Cam kết chất lượng
Cam kết chất lượng Chứng chỉ giáo dục

Tin tức

NHỮNG QUY TẮC CẦN BIẾT KHI VIẾT EMAIL TIẾNG ANH

Nếu không biết tên người nhận email, bạn có thể viết “Dear Sir/Madam” hoặc “To whom it may concern”; sau lời chào mở đầu và kết thúc luôn có dấu phẩy. Email là một trong những phương tiện giao tiếp được sử dụng phổ biến ở cả trong và ngoài nơi làm việc. Đặc biệt, trong công việc, viết email đúng cách sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt về bản thân và công ty. Để làm được điều này, bạn phải nắm rõ cấu trúc và cách viết một email tiếng Anh. 1. Cấu trúc chung của email – Chào hỏi và giới thiệu (Salutation & Greeting): phần mở đầu của email, tùy vào đối tượng nhận sẽ có các cách viết tương ứng. – Nội dung chính (Main point): phần chính của email, nêu nội dung muốn gửi tới người nhận một cách rõ ràng và ngắn gọn. – Kết thúc (Conclusion): phần kết thúc của email, bao gồm lời chào cuối email và chữ ký của bạn. 2. Cấu trúc viết email trang trọng – Chào hỏi và giới thiệu (Salutation & Greeting) Trường hợp đã biết tên người nhận, bạn có thể sử dụng “Dear Mr/Mrs/Ms” cùng với họ của người đó. Ví dụ: “Dear Mr. Patterson”, “Dear Mrs. Brown”… Nếu chưa có thông tin về người nhận, bạn có thể viết “Dear Sir/Madam” hoặc “To whom it may concern” (Gửi đến người quan tâm). Sau khi chào, bạn dùng dấu phẩy và xuống dòng để viết tiếp. Nếu phản hồi email trước đó của họ, bạn có thể cảm ơn để thể hiện sự chuyên nghiệp và khiến người nhận cảm thấy được tôn trọng hơn. “Thank you for contacting us” (Cảm ơn vì đã liên lạc với chúng tôi). “Thank you for your email” (Cảm ơn email của bạn). “Thank you for your prompt reply” (Cảm ơn vì đã phản hồi nhanh chóng). Trường hợp khác, bạn có thể mở đầu bằng một câu chúc, hỏi thăm sức khỏe, tình hình công việc của người nhận. “I hope you had a great weekend/ day/ week” (Tôi hy vọng bạn có một cuối tuần/ ngày/ tuần tuyệt vời). “I hope this email finds you well/ I hope you are well/ I hope you are doing well” (Tôi hy vọng bạn vẫn khoẻ). “I hope things in London are going well” (Tôi hi vọng mọi thứ ở London vẫn diễn ra tốt đẹp). “How are you?” (Bạn có khỏe không?) “How are things going in Paris?” (Mọi thứ ở Paris diễn ra thế nào rồi?) – Nội dung chính (Main point) Phần này sẽ dựa vào từng trường hợp, mục đích và nội dung bạn muốn gửi đến người nhận để triển khai. Lưu ý, bạn cần trình bày các ý thành đoạn ngắn, sử dụng ngôn từ dễ hiểu, chuẩn xác, đảm bảo nội dung rõ ràng và súc tích. Đầu tiên, bạn nên nêu mục đích của email để người nhận có thể nắm rõ. Ví dụ: “I am writing to you about the job position” (Tôi viết thư này về vị trí công việc mà ông đang tuyển). “I am writing to update you on your latest order” (Tôi viết thư này để cập nhật về đơn hàng gần nhất của anh). “I am writing with regard to our contract” (Tôi viết thư liên quan đến hợp đồng của chúng tôi). “I am writing in response to your request for…” (Tôi viết thư để phản hồi yêu cầu của bạn về…). “I am writing to complain about the poor service that I received from your company on…” (Tôi viết thư này để phàn nàn về một dịch vụ tồi mà tôi nhận được từ công ty bạn vào ngày…). “We regret to inform you that your order has been delayed” (Chúng tôi rất tiếc phải thông báo cho bạn rằng đơn hàng của bạn phải tạm hoãn). Nếu đang viết email phản hồi hoặc muốn đề cập đến việc đã trao đổi, bạn có thể diễn đạt theo những cách sau: “As we mentioned in the previous email…” (Như chúng ta đã đề cập trước đó…) “Further to our issue of/ with (something)…” (Theo như vấn đề (gì đó) của chúng ta…) “Further to your email… (Theo như email của bạn…) Sau đó, hãy nêu yêu cầu một cách lịch sự: “I would be interested in having more details about this product” (Tôi quan tâm đến việc có thêm chi tiết cụ thể về sản phẩm này). “I would like to ask for your help in this auction” (Tôi cần bạn giúp trong cuộc đấu giá lần này). “I would like to request a price quotation for the following items” (Tôi muốn hỏi báo giá của các sản phẩm sau đây). “We would like to apologise for our delay” (Chúng tôi thật lòng xin lỗi vì sự chậm trễ này). “I am pleased to place an order” (Tôi muốn đặt một đơn hàng). “Please confirm the meeting time” (Vui lòng xác nhận thời gian diễn ra cuộc họp). Nếu đính kèm file nào đó, bạn có thể viết: “I’m sending you [file’s name] as a pdf file” (Tôi đang gửi kèm một bản pdf). “I’ve attached [file’s name] for your review” (Tôi đang đính kèm một file để anh xem lại). “Here’s the document that you’ve asked for” (Đây là văn bản mà anh yêu cầu). Hoàng Ngọc Quỳnh, đạt 8.5 IELTS Speaking nhờ tự học. Nền tảng tiếng Anh tốt đã giúp cô du học thạc sĩ tại Đại học Nottingham Trent, Anh, sau đó giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Lancaster, Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp – Kết thúc (Conclusion) Bạn có thể kết thúc email bằng việc bày tỏ ý muốn giữ liên lạc và nhận phản hồi. Ví dụ: “I look forward to discussing this issue with you in greater detail” (Tôi mong được thảo luận thêm với bạn về vấn đề này). “If you have any questions, please do not hesitate to contact me” (Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với tôi). “If you have any concerns, please let me know” (Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn gì, làm ơn xin cho tôi biết). “Please let me know if you need any help” (Làm ơn cho tôi biết nếu bạn cần thêm sự giúp đỡ gì). “Any feedback you can give me on this would be highly/ much appreciated” (Chúng tôi mong nhận được cứ phản hồi nào từ phía bạn). “Please let me know if you need to reschedule our next meeting” (Cho tôi biết nếu bạn cần thay đổi lịch cuộc gặp tiếp theo của chúng ta). “Thank you in advance” (Xin cảm ơn bạn trước). “Many thanks for your interest in our company/products” (Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn tới công ty/các sản phẩm của chúng tôi). “I look forward to hearing from you soon/seeing you soon” (Tôi mong nhận được sự phản hồi sớm từ bạn/gặp bạn sớm). Cuối cùng là lời chào cuối email kèm theo chữ ký, danh xưng và chức vụ của bạn. Phần này cũng có dấu phẩy như lời chào, sau đó bạn ký tên mình. “Best regards”, “Sincerely”, “Yours faithfully” (Trân trọng,) (Trân trọng,) 3. Cấu trúc viết email thân mật – Chào hỏi và giới thiệu (Salutation & Greeting) Bạn có thể sử dụng “Hi”, “Hello” cùng với họ của người đó. Chẳng hạn: “Hi, John!”, “Hello, Tom!”, “Hey, there!” (Chào đằng ấy!). Sau khi chào hỏi, bạn có thể hỏi thăm tình hình, sức khỏe, công việc… của người nhận. Ví dụ: “How are you?” (Bạn có khỏe không?), “How are you doing?” (Dạo này bạn thế nào?), “How are things?” (Mọi thứ sao rồi?), “How have you been?” (Bạn dạo này thế nào?)… – Nội dung chính (Main point) “I just want to know how everything is going” (Mình chỉ muốn biết mọi thứ thế nào rồi). “I’m writing to tell you about my wonderful trip” (Mình viết để kể cho cậu về chuyến đi tuyệt vời tụi mình). “I’m excited/thrilled/delighted to tell you that I’m going to get married next month!” (Mình rất vui khi thông báo với cậu rằng tháng sau mình sẽ kết hôn!). “Here’s our newest video. Hope you enjoy it!” (Đây là đoạn phim mới nhất của tụi mình. Mong rằng cậu sẽ thích nó!). – Kết thúc (Conclusion) Vì là email thân mật nên bạn có thể dùng những ví dụ sau kèm theo tên hoặc biệt danh của bạn: “See you later, (Gặp sau nhé), “Take care,” (Giữ sức khỏe), “See you soon,” (Sớm gặp lại), “Stay safe,” (Giữ sức khoẻ nhé), “Thanks,” (Cảm ơn nha), “Cheers,” (Cảm ơn và chào nhé), “Have a lovely day!” (Chúc cậu một ngày tốt lành!).

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ĐÚNG CÁCH

Chỉ viết tắt “have” thành “ve” khi nó ở vị trí động từ phụ trợ, chỉ hành động xảy ra trong quá khứ. Khi “have” mang nghĩa “có”, bạn không được viết tắt. Quy tắc chung – Không được viết tắt liên tiếp hai từ. Chẳng hạn, “You’re’nt” (You are not) không phải tiếng Anh phù hợp và trông rất kỳ lạ. Trong trường hợp này, bạn chỉ nên dùng “You’re not”. – Ngoại trừ viết tắt mang nghĩa phủ định, hầu hết các quy tắc viết tắt không áp dụng vào cuối câu. Ví dụ: “Is the cold contagious?” (Cảm có lây không?) Câu đúng: “The doctor said it is” (Bác sĩ nói có) Câu sai: “The doctor said it’s.” Tuy nhiên, nếu mang nghĩa phủ định, từ viết tắt có thể đứng cuối. Câu đúng: “If he goes to the party, I won’t” (Nếu anh ta dự tiệc, tôi sẽ không đi). Câu sai: “If he goes to the party, I’ll” (Nếu anh tự dự tiệc, tôi sẽ đi). – Khi từ viết tắt đồng âm với các từ khác, chúng cũng không được đứng cuối câu. Quy tắc này thường áp dụng cho “it’s” vì đọc giống “its”, “they’re” đồng âm “their” và “you’re” đọc như “your”. “Are they coming on vacation?” (Họ có đi nghỉ không?) Câu đúng: “Yes, they are” (Họ có) Câu sai: “Yes, they’re” Việc viết, nói tắt được chấp nhận trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, ngay cả khi bạn nói chuyện với người bản xứ. Tuy nhiên, cần chú ý rằng “y’all” (You all) và “ain’t” (am not) có thể được coi là từ lóng tại Mỹ nhưng không phổ biến tại các quốc gia coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Cùng với đó, những từ này không dùng trong văn phong trang trọng, học thuật. Cách viết tắt với “be” I am → I’m, You are → You’re, He is → He’s, She is → She’s, They are → They’re, We are → We’re, It is → It’s, That is → That’s,… Ví dụ: “I’m trying to improve my English” (Tôi đang cố gắng cải thiện tiếng Anh của mình). “You’re such a sweetheart!” (Bạn thật là một người ngọt ngào). Cách viết tắt với “have” Lưu ý, Tiếng Anh-Mỹ chỉ viết tắt “have” khi nó ở vị trí một động từ phụ trợ, ám chỉ hành động xảy ra trong quá khứ. Nếu “have” mang nghĩa là “có”, chỉ sự sở hữu, bạn không được viết tắt, chẳng hạn “I have a dog” (Tôi có một con chó). I have → I’ve, You have → You’ve, He has → He’s, She has → She’s (“He is” và “she is” cũng viết tắt là “He’s”, “she’s” nên hãy cẩn trọng trong cách dùng), We have → We’ve, They have → They’ve, Should have → Should’ve… “We’ve been wanting to visit for a long time” (Chúng tôi đã đợi ở đây rất lâu rồi). “You’ve been trying to contact her for days” (Cậu đã cố gắng liên lạc với cô ấy mấy ngày hôm nay). Cách viết tắt với “had” Cả “had” và “would” đều được viết tắt là ‘d, nên bạn chỉ còn cách dựa vào ngữ cảnh để phân biệt chúng. Khi dùng “had”, động từ phía sau thường ở dạng phân từ hai, còn sau “would” là động từ nguyên thể. Ngoài ra, “had better” (tốt hơn) là trường hợp đặc biệt, được viết tắt là ‘d better. “She’d better call me back later!” (Tốt hơn hết là cô ấy nên gọi cho tôi sau). I had → I’d, You had → You’d, He had → He’d, She had → She’d, We had → We’d, They had → They’d, There had → There’d “She wanted to buy tickets to the theater but he’d already seen the movie” (Cô ấy muốn mua vé đến rạp nhưng anh ấy lại xem bộ phim đó rồi). Cách viết tắt với “not” Do not → Don’t, Cannot → Can’t, Must not → Mustn’t, Are not → Aren’t, Could not → Couldn’t, Will not → Won’t, Were not → Weren’t, Am not; are not; is not; has not; have not → Ain’t… “She couldn’t sit through the movie without getting scared” (Cô ấy không thể ngồi xem hết bộ phim mà không sợ hãi) “They aren’t coming to the party tonight” (Họ không đến bữa tiệc tối nay đâu). Một số cách viết tắt khác Let us → Let’s, You all → Y’all, Where did → Where’d, How did → How’d, Why did → Why’d, Who did → Who’d, When did → When’d, What did → What’d, Good day → G’day (thường được dùng ở Australia), Madam → Ma’am, Of the clock → O’clock. “When you went to the store, who’d you see?” (Khi đến cửa hàng, cậu đã thấy ai?) “Y’all better pay attention” (Tốt hơn hết là cậu nên chú ý vào).

KINH NGHIỆM NẮM BẮT GIẢM ÂM, NUỐT ÂM KHI NGHE TIẾNG ANH

Thầy Quang Nguyen, giáo viên tiếng Anh, chia sẻ về tầm quan trọng của việc thành thạo giảm âm, nuốt âm khi nghe tiếng Anh. Khi nói đến phát âm tiếng Anh, nhiều người nghĩ chỉ là học về âm, nhưng hiểu như thế chưa đủ. Học phát âm bao gồm rất nhiều nội dung khác, như trọng âm, giai điệu, nói theo cụm… Bài viết dưới đây nói về một khía cạnh quan trọng của phát âm tiếng Anh, giúp cho người học tự tin khi nghe – giảm âm và nuốt âm. Hầu hết lý do mình gặp khó khăn khi nghe tiếng Anh liên quan đến giảm âm (reduction) và nuốt âm (elision). Giảm âm là việc không phát âm đầy đủ một âm, ví dụ “for” nghe giống “fer”. Còn nuốt âm là không phát âm nào đó, ví dụ “kind of” nói thành “kinda”. Sau đây là một vài câu chuyện liên quan tới giảm âm, nuốt âm mà mình trải qua. Super salad Hồi đó mới quay lại Mỹ năm 2017, mình vào cửa hàng pizza gọi món. Bạn bồi bàn hỏi: “OK, so for aptertizer, would you like super salad?”. Mình tròn mắt ngạc nhiên, hỏi lại: “Super salad? Sorry, I don’t get that”. Bạn ý nói rõ lại từng từ: “Would you like soup or salad?”. Mình cười: “Salad, please”. Đây là hiện tượng giảm âm, vì mình kỳ vọng từ “or” được nói rõ ràng, nhưng người ta giảm âm thành “er”. Sau đó, từ “soup” nối âm với “er” nghe thành “super”. Sau này, mình biết vậy nên không bao giờ nghe sai nữa. Pizza paper Ở Mỹ được hai năm, một hôm, con trai mình đi học về kể với mẹ về chuyện nghe nhầm tiếng Anh. Thầy giáo nói “Give me a Pizza paper, please”, cậu không hiểu vì sao lại có “Pizza paper”. Là thạc sĩ ngôn ngữ học, vợ mình hiểu ngay ra vấn đề và giải thích với con “Did he mean piece of paper”. Chàng trai cười khoái chí vì mẹ đã giải thích đúng. Trong trường hợp này, con mình nhầm do nghe không quen. Cụm “A piece of paper” hay được đọc nhanh thành “a piece /ə/ paper” – âm /f/ trong từ “of” bị nuốt đi, vì có phụ âm /p/ đứng ngay sau nó. Thành thử ra, âm /s/ ở cuối từ /pis/ với âm /ə/ trong nghe như /pis-əv/, cũng gần na ná với từ “pizza” /ˈpitsə/ (có âm /t/, chặn một cái). Phân tích thì phức tạp thế thôi, chứ học để dùng thì nắm nguyên tắc một chút, nghe nhiều và nói nhiều một chút sẽ quen. Other any… Trong một lần nghe đài “Michigan radio”, mình nghe có câu: “Other any private companies that can provide the service?”. Đoạn này đang nói về tình hình khan hiếm ở Nam Sudan do chiến tranh. Mình đã nghĩ “Câu này là sao nhỉ, sao lại other ở đây?”. Mãi mình mới ngẫm ra, người ta hỏi “Are THERE any private companies that can provide the service?”. Từ “there” bị giảm đi, nghe thành “ther” nên nghe cả cụm thành “other”. Thế mới biết, học phát âm rất hữu dụng trong nghe. Có thể thấy, trong nghe tiếng Anh, giảm âm với nối âm, nuốt âm, biến âm là những hiện tượng khiến nhiều người học ở Việt Nam gặp khó khăn nhiều nhất, dễ gây hoang mang nhất. Nếu được học đầy đủ, chưa chắc bạn nghe đã ra hết 100%, nhưng cùng với thực hành và chiêm nghiệm, dần dà bạn sẽ nghe sẽ không sót từ nào cả. Đáng tiếc, do nhận thức sai lầm (rằng phát âm thì chỉ học về âm) mà rất ít người học phát âm tiếng Anh thành thạo về giảm âm và nuốt âm, nên họ bỏ lỡ cơ hội để có thể nghe tự tin và nói tiếng Anh tự nhiên.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO TRẺ LỚP 5 DỄ DÀNG

Dù là tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào, từ vựng đều có thể phân ra thành những nhóm hoặc những chủ đề khác nhau. học sinh tiểu học, học sinh là học sinh lớp 5, cha mẹ muốn bé có cái nhìn gần gũi hơn, yêu thích hơn với bộ môn ngoại ngữ này, hãy để bé bắt làm quen với những quang cảnh xung quanh như gia đình, bạn hữu hoặc những đô vật tiếp xúc hàng ngày, tại trường, lớp… ở bên những chủ đề gần gũi tất cả chúng ta cũng hướng tới các chủ đề mà bé yêu thích như hát xướng, trái cây… cũng sẽ khiến bé trở lên hứng thú hơn và dễ dàng nhớ được từ vựng hơn là việc bắt bé phải học những thứ mà mình không thích. Bắt đầu với những từ cơ bản, phổ biến khi học Sau khi chọn chúng mình chủ đề thích hợp với bé chúng ta phải định hình ngay các từ vựng cần học trong chủ đề ấy. Có một mẹo học từ vựng tiếng Anh lớp 5 cho bé là chọn những từ vựng không quá dài. Việc học quá nhiều từ vựng sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng khó lắng nghe, hơn thế nữa, ở độ tuổi này, bé sẽ cảm thấy vô cùng sức ép và hoang mang. Học từ vựng tiếng Anh bằng cách vận dụng những từ đã học vào cuộc sống Suy cho cùng, những từ vựng đã học đều phải được vận dụng vào đời sống hàng ngày. Như thế, việc dạy tiếng Anh cho trẻ mới đích thật hữu ích. so với áp dụng học, nếu sử dụng luôn luôn những từ đang được học, bé sẽ trở nên nhớ thành thạo và nhớ rất lâu. Đây được coi một cách học tiếng Anh trẻ em hiệu quả đặc biệt nhất, không chỉ là học sinh lớp 5 mà cho tất cả các lớp khác nữa. Học tiếng Anh cho trẻ lớp 5 bằng sử dụng bút highlight Học tiếng Anh cho trẻ lớp 5 bằng sử dụng bút highlight dù trên lớp hay ở nhà cũng giúp bé làm quen với một rừng chữ, vô cùng dễ học. Bút highlight sẽ có những kí tự đặc biệt hoặc thêm những hình ảnh sinh động bên cạnh từ. từ mới bé sẽ ghi nhớ từ vựng một cách dễ dàng hơn rất là nhiều. Ngoài ra, khi bé mở sách ra, bé cũng sẽ mường tượng từ khá nhanh qua những từ mà mình đã đánh dấu nổi bật. Học tiếng Anh lớp 5 bằng cách đoán nghĩa của từ dựa trên ngữ cảnh Học tiếng Anh trẻ em lớp 5 dựa trên ngữ cảnh có vẻ hơi khó với trẻ. tuy nhiên, với những bé có năng lực khá thì việc này trở nên khá dễ dàng, thầy giáo có thể dùng những ngữ cảnh, hoàn cảnh tình huống, hình ảnh liên quan để mô tả và giúp bé suy luận nghĩa của từ giúp bé nhớ lâu hơn.

CHIA SẺ CỦA HỌC VIÊN ĐẠT 7.5 IELTS SAU LUYỆN THI TẠI ALE

HỌC SINH ĐẠT KẾT QUẢ ILETS 7.5 Chia sẻ của học sinh và phụ huynh tại trung tâm ngoại ngữ ALE. Dưới đây video chia sẻ của một kết quả của một trong những học sinh và phụ huynh có con theo học IELTS tại trung tâm ngoại ngữ ALE. https://www.youtube.com/watch?v=UKJd50tzdZ0 Có chứng chỉ Ielts trong tay học viên sẽ có cơ hội được tuyển thẳng vào nhiều trường đại học. Trong khi bạn còn loay hoay tìm kiếm trung tâm học tiếng Anh ( IELTS ) uy tín và hiệu quả tại Hải Dương, thì tại ALE đã có rất nhiều lớp học viên có chứng chỉ IELTS với điểm số vượt mong đợi. ( Ưu thế cho xét tốt nghiệp và tuyển thẳng vào các trường đại học ) Dưới đây video chia sẻ của một kết quả của một trong những học sinh và phụ huynh có con theo học IELTS tại trung tâm ngoại ngữ ALE. Học sinh và phụ huynh đều hài lòng trên mức mong đợi và đến cảm ơn Trung tâm ngoại ngữ ALE )

hotline 0911.980.202 hotline 0911.980.202